Wednesday, October 24, 2012
Crysis - Thiên đường trong mơ
Nếu phải tìm những hiện tượng mang tính bước ngoặt của làng game PC trong 10 năm trở lại thì ta không thể không nói đến Crysis. Khi Crytek, hãng đã thai nghén ra game first-person-shooter (FPS) đình đám năm 2004 là Far Cry giới thiệu Crysis năm 2007, thế giới game thủ như nổ tung. Lúc đó, Crysis với phần đồ họa xuất sắc hỗ trợ bởi hệ thống CryEngine 2 đã đưa những tiêu chuẩn đồ họa game máy tính lên một tầm cao mới. Với chuẩn đồ họa cao, Crysis góp phần làm giàu cho những công ty sản xuất phần cứng máy tính khi cấu hình game đòi hỏi quá mạnh làm cho dân mê game trên máy tính phải đốt hàng núi tiền trong những cuộc chạy đua nâng cấp trong nhiều năm liền. Có thể nói, Crysis đã hâm nóng lại một thị trường game PC đang nguội lạnh và có nguy cơ tụt hậu rất xa trước sức cạnh tranh quá quyết liệt của game consoles.
Cũng như FarCry, câu chuyện của game diễn ra trên một hòn đảo nhiệt đới, thiên đường hạ giới với biển xanh, cát trắng, rừng cọ, rừng dừa. Nhân vật chính là một quân nhân lực lượng đặc biệt Mỹ đột nhập lên đảo cùng nhóm của mình để thực hiện những nhiệm vụ được giao. Kẻ thù trong game ban đầu là quân đội Bắc Hàn; sau đó khi những tình tiết chuyển biến xoay chiều, người chơi bất ngờ khi thấy mình phải đối đầu với những cỗ máy của người ngoài hành tinh.
Thể loại FPS vào thời gian đó cũng không còn là gì mới mẻ với hàng loạt game cùng thể loại. Nhưng điểm nhấn của Crysis ở chỗ cách chơi hoàn toàn mới lạ với sự xuất hiện của bộ giáp Nanosuit. Những quân nhân lực lượng đặc biệt trong nhóm bên "phe ta" đều được trang bị bộ giáp này. Nanosuit có khả năng tàng hình, tăng sức mạnh hoặc tăng tốc độ của người mặc giáp. Với những chức năng đặc biệt đó, người chơi có thể biến tấu cách chơi tùy theo ý thích một cách linh hoạt. Nhảy cao hơn mái nhà, ném đồ vật nặng lên trời dễ dàng, tàng hình lẻn đến phía sau hạ thủ kẻ thù không tiếng động, đua tốc độ với xe jeep. Khi phim G.I.Joe công chiếu, fan Crysis được một phen excited vì bộ Nanosuit trong phim lấy gần như nguyên mẫu từ bộ giáp trong Crysis.
Cách chơi thú vị, cốt truyện khá dài nhưng không nhàm chán, đồ họa xuất sắc. Cảnh vật không giữ nguyên một màu xanh nhiệt đới như lúc đầu mà dần chuyển sang băng tuyết khi câu chuyện tiến triển. Nói chung, Crysis rất biết cách giữ attention của người chơi. Trận chiến cuối cùng là một pha hành động hồi hộp, khó quên.
Việt Lê
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Cách sử dụng câu chữ nghe còn thô quá.
ReplyDelete